Hướng dẫn cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ chuẩn

Ngày đăng: 12/03/2024
Lượt xem: 924 lượt xem
Người đăng: Phạm Văn Lộc

Bạn đã biết cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ sao cho chuẩn nhất chưa? Đây là một nghi thức quan trọng cần được tiến hành đúng cách để tránh phạm phải phong thủy. Cùng Tinh Hoa Đá tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Tác dụng của trầm hương trong phong thủy và cách dùng đúng?

1. Tại sao cần rút bớt chân hương?

Bát hương là một vật phẩm quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ. Đây không chỉ là vật phẩm dùng để chứa đựng những nén hương mà còn là nơi ngự trị của thần linh, ông bà, tổ tiên.

Con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, lời cầu nguyện đến bề trên thông qua việc cắm hương. Dần dần, bát hương trở lên đầy và không thể sử dụng tiếp được nữa. Do vậy, nghi thức rút bớt chân hương nên được gia chủ thực hiện hàng năm để giúp nơi giáng ngự của thần linh, tổ tiên được thông thoáng.

cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Rút chân hương để tránh bát hương quá đầy ảnh hưởng đến việc thờ cúng

2. Nghi thức rút chân bát hương theo phong tục

Gia đình cần biết cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ đúng để tránh phạm phải thần linh. Bởi những nghi thức này không được tùy tiện thực hiện.

2.1. Nên rút bớt chân hương vào thời điểm nào?

Nghi thức rút bớt chân hương có thể thực hiện vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài hoặc ngày rằm hàng tháng. Người Việt Nam thường làm nghi thức này vào thời điểm cuối năm, nhất là ngày 23 tháng chạp. Vì người ta quan niệm rằng dọn dẹp vào thời gian này là dọn hết những điều không hay của năm cũ để chào đón một năm mới với những điều mới tốt đẹp hơn. 

Ngoài ra đây cũng là dịp để các gia đình lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ sạch sẽ nên việc rút bớt chân hương vào lúc này sẽ thuận tiện hơn.

cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Nhiều gia đình rút chân hương vào dịp dọn dẹp cuối năm để tiện làm mới bàn thờ

2.2. Người rút bớt chân hương

Một điều cần chú ý trong các cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ đúng chính là người được giao nhiệm vụ rút bớt chân hương.

Để thể hiện sự tôn kính đến bề trên và chỉn chu trong việc dọn dẹp bàn thờ. Gia chủ nên chọn người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng. Dù là nam hay nữ đều có thể thực hiện nghi thức này.

Người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc lịch sự, nghiêm túc trước khi thực hiện rút chân hương. Đặc biệt, người đang đến kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không được phép rút chân nhang. Hành động này được coi là không tôn trọng với bề trên.

>>>> Xem thêm: Có Nên Thắp Hương Hàng Ngày Không? Lưu Ý Quan Trọng

3. Các bước thực hiện rút bớt chân bát hương

Gia chủ hãy thực hiện 3 bước sau để làm đúng cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ:

3.1. Trước khi rút chân hương

Trước khi rút chân hương, gia chủ cần:

  • Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở hết cửa để không khí thông thoáng, nhà cửa sáng sủa.
  • Bật đèn điện trong phòng thờ nếu không đủ ánh sáng để thực hiện nghi lễ dễ dàng.
  • Lau bàn thờ trước khi tiến hành rút chân hương. Vì vậy, gia chủ hãy chuẩn bị đồ, dụng cụ để lau bàn thờ (khăn sạch, rượu gừng, nước hoa hồng, vàng tiếp lộc).
  • Trước khi lau bàn thờ để rút chân hương, gia chủ cần thắp hương và đọc văn khấn lau dọn bàn thờ.
cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Dùng nước gừng dọn dẹp bàn thờ để bàn thờ sạch sẽ, thơm tho

Lưu ý khi thực hiện lau bàn thờ

  • Gia đình cần lau bát hương trước tiên. Chú ý khi lau phải giữ bát hương để tránh bát hương bị dịch chuyển, xô lệch. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bề trên.
  • Lau bát hương xong, bạn có thể tiến hành lau các đồ vật khác bằng rượu gừng. Cuối cùng, bạn hãy dùng khăn khô để lau lại những nơi ướt.

3.2. Trong khi rút chân hương

Gia chủ hãy thắp 3 hoặc 5 nén hương trước khi rút chân hương. Hành động này nhằm xin phép thần linh, ông bà, tổ tiên được tân trang lại bàn thờ. Đồng thời, mong bề trên tạm lánh để nghi lễ này được thực hiện trong thanh tịnh.

Sau đó, gia chủ chuẩn bị một bàn cao, trải vải đỏ hoặc vàng lên mặt bàn, kính cẩn dùng 2 tay hạ bát hương xuống từ từ rồi đặt lên bàn. Tiếp đó, gia chủ rút từng chân nhang một, chỉ giữ lại 3,5 hoặc 9 chân nhang. 

Nếu bát hương có nhiều tro, bạn có thể dùng thìa múc bớt tro ra ngoài và dùng khăn sạch thấm rượu gừng, nước hoa hồng lau sạch lại bát hương. Sau cùng, bạn lại dùng 2 tay nhẹ nhàng đặt bát hương vào đúng vị trí cũ.

cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Trước khi rút chân hương cần thực hiện thắp hương xin phép bề trên

3.3. Sau khi rút chân hương

Sau khi thực hiện xong nghi thức rút chân hương, bạn cần chắp tay và khấn bài khấn để mời gọi thần linh, ông bà tổ tiên quá cố về giáng ngự trên bát hương.

Phần chân nhang sau khi rút ra cần bọc lại để đem hóa. Phần tro thì đem ra hồ nước sạch trải.

>>>> Xem thêm: Thổ công là ai? Vị trí đặt và cách sắp xếp bàn thờ Thổ Công

4. Cần lưu ý gì khi rút chân hương?

Ngoài việc tuân thủ các cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ được đề cập ở trên. Bạn cần lưu ý một số điều sau khi tiến hành rút chân hương:

  • Nếu gia đình sử dụng bát hương có chất liệu bằng sứ cần cẩn thận khi xê dịch để tránh va chạm, rơi vỡ.
  • Nếu bát hương của gia đình làm bằng đồng thì không nên rửa nước để tránh bị mốc bát hương.
  • Cần lau bát hương cẩn thận, tránh xê dịch bát hương. Trường hợp vô tình bạn xoay hoặc đặt sai vị trí bát hương, cần thành tâm sám hối và dịch chuyển bát hương về lại vị trí đúng.
  • Trước khi thực hiện đặt bát hương trở lại cần đảm bảo bàn thờ đã được dọn dẹp sạch sẽ.
cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Cần phải cẩn thận khi dọn dẹp chân hương

5. Các câu hỏi thường gặp khi rút chân hương

Một số câu hỏi liên quan đến cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ:

Nên rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Tuy không có quy định nào nói đến việc rút chân hương nên thực hiện trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo. Nhưng thường các gia đình Việt hay làm sau khi cúng để không ảnh hưởng tới các ông, cũng như dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, gọn gàng trước khi các ông từ thiên đình trở về.

Nên để lại bao nhiêu chân hương?

Bạn nên để lại ít nhất 3 chân hương. Có thể nhiều hơn nhưng bạn nhớ cần để số lẻ chân cây hương và hãy lựa chọn những chân đẹp nhất để lại.

Bài viết liên quan:

Rút chân hương là một nghi lễ quan trọng cần thực hiện trước thềm năm mới để gia đình nhận được nhiều may mắn, tài lộc. Hy vọng sau khi đọc bài viết của Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ bạn đã biết cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ chuẩn nhất.

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bật mí những điều kiêng kỵ khi xông nhà tránh gặp điều xui

Xông nhà đầu năm là phong tục được lưu truyền từ lâu của người Việt mong muốn có một năm gặp nhiều, may mắn, thuận lợi. Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ sẽ bật

Chuẩn bị lễ vật cúng sao giải hạn chi tiết, đầy đủ nhất

Hành động chuẩn bị trước các lễ vật cúng sao giải hạn sẽ giúp cho nghi lễ dâng sao giải hạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thông tin về số lượng cụ

Nên làm gì với tro cốt sau khi hỏa táng tránh những điều cấm kỵ

Mục lục bài viết1. Tại sao cần rút bớt chân hương?2. Nghi thức rút chân bát hương theo phong tục2.1. Nên rút bớt chân hương vào thời điểm nào?2.2. Người

Có nên treo gương bát quái trước cửa nhà không?

Nhiều người tỏ ra thắc mắc có nên treo gương bát quái trước cửa nhà không? Theo phong thủy thì việc này là rất cần thiết bởi treo gương bát quái có rất

Các lễ cúng trong đám tang mà bạn có thể chưa biết?

Tổ chức các lễ cúng trong đám tang vừa là phong tục đưa tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng vừa là dịp người thân trong gia đình thể hiện

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ tránh xui xẻo, mất vận may

Đặt bàn thờ là một nghi thức quan trọng liên quan đến vận may, tài lộc, phúc khí của gia đình. Cùng Tinh Hoa Đá tìm hiểu trong bài viết dưới đây những

Hướng dẫn cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ chuẩn

Bạn đã biết cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ sao cho chuẩn nhất chưa? Đây là một nghi thức quan trọng cần được tiến hành đúng cách để tránh

Tác dụng của trầm hương trong phong thủy và cách dùng đúng?

Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc tác dụng của trầm hương trong phong thủy là gì mà hiện nay được nhiều gia đình sử dụng như vậy. Trầm hương là một

100+ Mẫu khu lăng mộ bằng đá xanh rêu giá rẻ, hợp phong thủy

Khu lăng mộ bằng đá xanh được làm từ đá xanh rêu – một trong những loại đá được lựa chọn hàng đầu trong thi công các công trình lăng mộ. Không chỉ

Nghi thức cúng 49 ngày | Những lễ vật cần sắm là gì? 

Hẳn ai cũng từng nghe nói đến cúng 49 ngày dành cho người đã khuất. Nhưng lễ cúng này có ý nghĩa gì? Lễ vật và nghi thức thực hiện ra sao? Rất nhiều
Bài viết liên quan

Bật mí những điều kiêng kỵ khi xông nhà tránh gặp điều xui

Xông nhà đầu năm là phong tục được lưu truyền từ lâu của người Việt mong muốn có một năm gặp nhiều, may mắn, thuận lợi. Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ sẽ bật

Chuẩn bị lễ vật cúng sao giải hạn chi tiết, đầy đủ nhất

Hành động chuẩn bị trước các lễ vật cúng sao giải hạn sẽ giúp cho nghi lễ dâng sao giải hạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thông tin về số lượng cụ

Nên làm gì với tro cốt sau khi hỏa táng tránh những điều cấm kỵ

Mục lục bài viết1. Tại sao cần rút bớt chân hương?2. Nghi thức rút chân bát hương theo phong tục2.1. Nên rút bớt chân hương vào thời điểm nào?2.2. Người